1Tinhyeu ♥ Teen chủ tịch HDND THD♥
Bài gửi : 71 Số Điểm : 221 Đến từ : Yên Bái Nghề nghiệp : sinh vien Ngày gia nhập : 18/05/2009
| Tiêu đề: Mùa thi: "Bí quyết" để về "đích"?Tăng cac teen chuân bị thi ĐH nè 26/5/2009, 10:34 | |
| Mùa thi: "Bí quyết" để về "đích"? | | (Theo 1itnhyeu) - Trước mùa thi, chuẩn bị cho mình những kiến thức phù hợp là điều đương nhiên. Tuy nhiên, tâm lý trong mùa thi cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc quyết định kết quả thi. VietNamNet giới thiệu bài viết của chuyên viên tư vấn Nguyễn Thị Tâm, Giám đốc (GĐ) Công ty ứng dụng khoa học tâm lý Hồn Việt.
Thí sinh đang chuẩn bị bước vào mùa thi ĐH đều chuẩn bị cho mình một tâm thế “chạy nước rút” cho chặng đua về đích, vì thế các em luôn trong tâm trạng căng thẳng. Và từ đây nhiều vấn đề tâm lý nảy sinh...
| Thí sinh căng thẳng trước khi vào phòng thi | "Bí quyết" khi ôn thi
Trong khi học thi các em nên nhận thức một điều: Việc học trong luyện thi ĐH là một cuộc đua maratông, mà đích đến cuối cùng là kết quả đậu vào một trường ĐH. Chính vì vậy việc học ôn, làm bài tâp là chuyện được sắp xếp trong suốt quá trình học dài hơi nhiều ngày tháng, để bền sức và giữ cho đến phút về đích cuối cùng, không học dồn dập trong thời điểm gần thi.
Cách học mà đa số thí sinh đã làm là ”nhồi nhét” kiến thức và không ít bạn đã chọn lựa cách “học tủ” - vấn đề này năm nay đã phần nào được hóa giải bằng kiểu thi trắc nghiệm.
Nhắc lại chuyện học tủ trong thi cử là đề cập đến một vấn đề quá cũ của một chuyện không mới, tôi chỉ muốn đề cập đến khía cạnh tâm lý trong việc học thi:
Theo quy luật của sự chú ý và trí nhớ thì khả năng tập trung chú ý và tiếp nhận kiến thức của người trưởng thành là 45 phút. Nên tôn trọng quy luật tâm lý đó trong học tập, để tránh sa đà vào học mà quên mất phải cho tâm trí nghỉ ngơi. Vì vậy trong mùa thi, khi thấy buồn ngủ cứ đi ngủ, việc buồn ngủ là đòi hỏi hay là phản ứng chính đáng của cơ thể.
[size=18 ]Với cơ chế trí nhớ, nếu chúng ta vừa tiếp nhận một kiến thức mới chúng ta sẽ nhớ tạm thời, nhưng sẽ chóng quên, muốn lưu lại kiến thức đó bền lâu trong trí nhớ ta phải dùng cách đọc, hồi tưởng, nhớ lại, sau khi học, về nhà ta nên coi bài lại ngay, ta sẽ nhớ bài lâu và tốt hơn là để một thời gian sau mới học lại. [/size]
Một điều cần lưu ý trong nhận thức về việc phân bổ thời gian cho học tập và vui chơi giải trí, đừng quan niệm tới mùa thi là phải “cắm cổ” học, không được vui chơi phút nào. Việc vui chơi hợp lý giúp tái tạo năng lượng sống, sức sáng tạo, sự thư giãn tâm trí, sẽ làm não bộ tiếp thu kiến thức tốt hơn.
| Nhiều thí sinh ôn bài cho đến lúc vào phòng thi | ... Mách "mẹo" khi làm bài thi
Tâm lý trong phòng thi là vấn đề hết sức quan trọng. Nếu trong giờ phút đó các em quá lo sợ, sẽ tự tạo cho tâm trí mình một áp lực rất lớn, ảnh hưởng lên cơ chế sinh lý cơ thể và hệ thần kinh, gây ức chế.
Quá trình nhận thức là quá trình làm việc cật lực của tư duy, ở đó các quá trình phân tích, tổng hợp, so sánh, phán đoán, suy lý diễn ra theo một qui trình liên hoàn, muốn có được chất lượng tư duy tốt, thí sinh nên tập trung vào việc giải quyết đề bài một cách độc lập, không nên phân tâm bởi ngoại cảnh (giám thị gác thi, bạn bè xung quanh...) hay cố nhớ, loay hoay một vấn đề đã quên.
Tạo cho mình một tâm thế thật thoải mái: Khi các em đi thi với một tâm thế sẵn sàng, tự tin vào chính mình, vào kiến thức, sự chọn lựa và quyết định của mình, các em không lo sợ rớt, sẽ thoải mái trong suy nghĩ, trong cảm xúc và tâm trạng lúc làm bài.
Khi đi thi không nên mang theo tài liệu, ôn bài cho tới lúc vào phòng thi. Trong giờ phút đó các em nên thật thư giãn, thả lỏng tất cả cơ bắp, kể cả cơ mặt, hít thở thật sâu, nhẹ nhàng và đều đặn để giữ cảm xúc quân bình, tránh quá hồi hộp, toát mồ hôi, mất kiểm soát suy nghĩ, trong cuộc đua ngang sức ngang tài, ai giữ được bình tĩnh nhiều chừng nào phần thắng sẽ thuộc về người đó.
Cần đọc thật kỹ đề bài trước khi đặt bút vào làm. Vì khi đó cảm xúc hồi hộp lấn át tâm trí rất nhiều, ta dễ bị nhầm lẫn, ngộ nhận yêu cầu của đề bài, rất nhiều thí sinh học rất tốt nhưng vướng vấn đề này mà thi hỏng.
Trong quá trình làm bài cần tập trung nhưng không nên quá say sưa, sa đà vào giải quyết đề bài mà không kiểm tra lại những gì mình đã làm. Sau một thời gian tập trung suy nghĩ để làm bài, thí sinh cần thư giãn, vài phút ngồi quan sát xung quanh, để đưa tâm trí mình trở lại bình thường, lúc đó nên coi lại những gì đã làm để kiểm tra một cách khách quan hơn và để tiếp tục nạp thêm ý tưởng mới cho việc giải quyết những câu kế tiếp.
Một vấn đề tế nhị mà các em cần nhớ là mối quan hệ với bạn bè cùng phòng thi, nếu gặp phải người bạn làm mất thời gian bởi những câu hỏi, gây mất tập trung... các em nên im lặng không trả lời các câu hỏi của bạn, để giữ được sự tập trung cao độ khi làm bài.
Các em nên nhớ một phút trong phòng thi có giá trị bằng cả một tương lai, một số phận, cuộc đời. Chính vì thế, không bao giờ rời phòng thi khi hãy còn thời gian, dành thời khắc đó coi kỹ lại bài làm, bổ sung, chỉnh sửa kịp thời những sai sót không đáng có.
Rất nhiều em do tâm lý phải ra sớm hơn giờ thi, chứng tỏ mình làm bài hay, tốt hơn người khác đã phải ngậm ngùi nuốt trái đắng thi rớt.
Thi cử cũng như mọi vấn đề khác, sẽ có chuyện may rủi xảy ra. Nhưng sẽ không ảnh hưởng lớn đến ta, nếu chúng ta chuẩn bị cho mình một hành trình ôn thi thật khoa học, một tâm lý thật cân bằng khi bước vào mùa thi.
Vinh quang chỉ đến với ai giữ được cho mình sự bền bỉ của ý chí, sự bình tĩnh và tự tin ở việc mình làm.Tất cả những điều này là do yếu tố tâm lý chi phối và quyết định... |
| |
|